Sơn lót là một phần không thể thiếu trong quá trình thi công nhà cửa. Bên cạnh những câu hỏi như: Sơn lót là gì? Ý nghĩa của việc sơn lót là như thế nào? Làm sao để sử dụng sơn lót?… thì một trong những câu hỏi được quan tâm nhất đó là: Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp đồng thời những thắc mắc trên của khách hàng.
1. Sơn lót là gì?
Sơn lót (sealer) chỉ lớp sơn được phủ lên bề mặt vật liệu trước khi tiến hành sơn phủ hoặc sơn màu. Sơn lót giúp bề mặt có độ bám dính tốt, hỗ trợ lớp sơn chuyển tiếp bám chặt vào bề mặt vật liệu. Hiện nay, sơn lót có 2 loại chính là: sơn lót nội thất và sơn lót ngoại thất.
2. Ý nghĩa của sơn lót đối trong thi công kiến trúc
Sơn lót là một lớp bảo vệ với nhiều công dụng khác nhau. Một trong số đó phải kể đến những công dụng nổi bật như:
- Sơn lót giúp tăng độ bám dính tối ưu trên bề mặt, giúp bề mặt tường bền đẹp, không bị phấn hoá, loang màu
- Kết cấu của sơn lớt giúp chống kiềm hóa tốt, bảo vệ lớp sơn phủ khỏi sự ảnh hưởng của các phản ứng kiềm hóa do xi măng gây ra, tăng khả năng chống thấm cho bề mặt tường.
- Sơn lót hỗ trợ lớp ngoài đều hơn, có chất tạo độ sáng bóng nên làm cho màng sơn đẹp hơn.
- Sơn lót cao cấp còn giúp ngăn chặn những vết bẩn và rêu mốc xuyên qua đảm bảo độ bền bỉ cho công trình theo thời gian.
- Chi phí mua sơn lót còn phải chăng và giúp tiết kiệm thời gian.
3. Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?
Dù thi công tường mới hay tường cũ thì thi công và thiết kế nội thất ngày nay đều có xu hướng sử dụng sơn lót. Đối với nhà cũ, lớp sơn lót sẽ giúp công trình thi công thêm hoàn thiện và bền bỉ với thời gian. Đặc biệt, khi tu sửa lại nhà, sơn lót sẽ giúp cho màu sơn được lên chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy. chúng tôi khuyên các bạn nên sử dụng sơn lót, đặc biệt đối với nhà cũ.
Quy trình sơn lại nhà cũ mà bạn nên tham khảo đó là:
- Bước 1: Che chắn lại đồ đạc trong nhà trước khi sơn lại nhà cũ để đồ đạc không bị vấy bẩn
- Bước 2: Vệ sinh bề mặt cần sơn
- Bước 3: Tiến hành sơn lót
- Bước 4: Phủ lớp sơn màu